Kinh nghiệm bơi biển không mất sức

Bơi lội là một trong những hoạt động thể thao được nhiều người yêu thích bởi nó đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe: tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh béo phì, trị viêm khớp, có lợi cho hô hấp, tốt cho tuần hoàn máu, phát triển chiều cao, kiểm soát huyết áp,… Chúng ta có thể thỏa mãn đam mê của mình ở bể bơi, sông hồ, ao suối,… và cả ở biển nữa. 

Có một điều thú vị là mặc dù bạn có kỹ năng bơi tốt nhưng việc bơi trong môi trường nhân tạo khác hẳn với môi trường ngoài tự nhiên. Đặc biệt là ở biển. Điều mà không ít người gặp phải khi bơi biển đó là nó thật sự mất rất nhiều sức so với bơi trong môi trường nhân tạo. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm bơi không mất sức mới nhất.

Thứ nhất, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức về các nguy cơ rình rập và các cách xử lý trong quá trình bơi ở biển.

  • Với những dòng chảy dọc theo bờ

Nó xuất hiện hầu như mọi lúc. Đó là khi bạn đang bơi tự do vùng vẫy bạn chợt nhận ra mình đang bị cuốn đi ngang theo một tốc độ đáng gờm. Việc bạn cần làm lúc này là bạn không bao giờ được bơi ngược dòng nước mà phải bơi cắt ngang dòng của nó.

  • Với những dòng chảy xa bờ

Ít xuất hiện nhưng nó lại vô cùng nguy hiểm. Nó vẫn là sóng vỗ nước lên bờ rồi rút trở ra, nhưng khi gặp những lạch nhỏ tạo bởi những dải cát ngầm chắn ngang dưới nước, nước rút ra biển bị dồn thành một dòng chảy siết với tốc độ tăng dần từ bờ kéo ra tít ngoài xa ( thường xảy ra khỏi vùng sóng vỡ) tạo thành dòng chảy xa bờ( dòng rút). Dòng chảy này nguy hiểm ở chỗ: nó kéo người ta từ chỗ cạn( gần bờ) ra chỗ sâu ( xa bờ) nên vô cùng nguy hiểm cho những người không biết bơi. 

Cùng với đó, khi bị bất ngờ kéo ra xa thì người biết bơi cũng dễ dàng bị hốt hoảng và cố sức bơi ngược vào bờ dẫn đến kiệt sức. Hơn nữa, dòng chảy thường tập trung ở những lạch nhỏ nên khó phát hiện, gây bất ngờ cho người bơi. Khi gặp phải dòng chảy xa bờ bạn cần phải bình tĩnh không chống lại dòng nước mà bơi cắt ngang nước- tức bơi dọc theo bờ. Hơn nữa  khi thoát khỏi cái lạch nước nhỏ đó rồi chúng ta còn được sóng đưa ngược vào bờ nên việc bơi vào bờ lúc này sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

  • Với những con sóng dữ (sóng bạc đầu) 

Một người đang bơi mà gặp phải lưỡi sóng vươn dài lên cao rồi đập xuống thì chắc chắn phải lộn nhào và rất dễ bị mất phương hướng. Nếu phải liên tục đối đầu với chúng thì sẽ nhanh bị đuối sức. Ta phải làm gì trong trường hợp này? Đó là phải chui thẳng vào bụng sóng. Tốt nhất bạn nên biết nín hơi và một chút lặn tự do.

Thứ hai, bạn nên làm tốt việc khởi động trước giờ xuống nước: xoay các khớp tay chân thật kĩ và làm nóng cơ thể.

Việc khởi động này sẽ giúp bạn giảm tránh được bệnh chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ). Nó là hiện tượng co cơ không tự chủ thường xảy ra khi chúng ta cố gắng dùng cơ bắp để làm điều gì đó nặng nhọc – nhất là trong vùng nước lạnh. Khi cơ nào bị chuột rút thì ta nên để nó yên, đừng cố cử động và nhẹ nhàng dùng cơ khác để vận động. Chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua nó.

Thứ ba, bạn nên chuẩn bị đầy đủ quần áo, phụ kiện bơi

Những phụ kiện và quần áo cần chuẩn bị đó chính là: kính bơi, nút tai, mũ bơi vừa vặn, thoải mái trong quá trình vận động. Bộ đồ bơi bó sát và nhẹ cũng là loại bạn nên sử dụng để giảm sức nặng của nước.

Thứ tư, kiểu bơi nào được khuyến khích khi đi bơi ở biển? 

Tuỳ từng hiện trạng sức khoẻ và luyện tập của từng người mà mỗi người sẽ thuần thục một kiểu bơi khác nhau. Nhưng, để bơi biển không mất nhiều sức thì kỹ thuật bơi sải được khuyến khích nhất. Vì bơi sải có tốc độ rất nhanh, có thể di chuyển được xa trong thời gian ngắn và có tác dụng rất tốt đối với việc cứu người bị đuối nước

Ngoài ra, nếu bạn hợp với bơi ếch thì bạn cũng nên bơi ếch để có thể bơi được với thời gian lâu hơn, không bị mất sức.

Thứ năm, đó là bạn cần nắm vững cách bơi nhanh mà không bị mất sức đó là cần nắm vững 7 điều sau:

1. Bạn cần tập hít thở đúng – cách để có thể bơi nhanh mà không tốn sức lực có hạn

2. Bạn cần khởi động thật kỹ trước khi bắt đầu bơi biển

3. Bạn cần được cải thiện kỹ thuật bơi ở bể bơi trước khi thực sự bơi ở biển

4. Bạn cần vươn dài người, kéo giãn cơ thể càng nhiều càng tốt

5. Bạn cần vận động toàn bộ cơ thể

6. Bạn cần tập bơi với cường độ tăng dần

7. Bạn cần tránh các động tác gây mất sức

Những kinh nghiệm mình vừa chia sẻ trên đây, hy vọng góp phần giúp bạn theo đuổi đam mê bơi lội ở biển mà không mất nhiều sức, an toàn và hiệu quả. Đặc biệt là trong dịp nghỉ hè 2023 – một mùa du lịch biển mới đầy thách thức và hấp dẫn.

4.2/5 - (4 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status